Sử học Đồng tính nữ tại Đức Quốc xã

Các nhà sử học điều tra các trường hợp riêng lẻ đã đưa ra những kết luận khác nhau.[2] Tùy thuộc vào các yếu tố cá nhân, phụ nữ ở Đức Quốc xã bị buộc tội có mối quan hệ đồng tính nữ có thể phải đối mặt với những hậu quả khác nhau. Những phụ nữ Do Thái, người da đen, hoặc những ai phản đối chế độ Quốc xã có thể bị giam cầm trong trại tập trung hoặc bị tử hình - trong một số trường hợp, án phạt có thể bị tăng nặng nếu họ bị xác định là người đồng tình nữ.[2] Trái lại, theo nhà sử học Samuel Clowes Huneke, những phụ nữ đồng tính bị cáo về những tội danh không liên quan đến chính trị không hề bị đối xử khác biệt chỉ vì họ là người đồng tính nữ. Trong thực tế, việc bị tố cáo là người đồng tính nữ thường chỉ dẫn tới một cuộc điều tra của phía cảnh sát mà không hề kèm theo bất kỳ hình phạt nào.[2] Do đó, ông đưa ra khái niệm "bức hại đa dạng" như một cách để mô tả trải nghiệm của phụ nữ đồng tính trong thời kỳ Đức Quốc xã.[2]

Nhà sử học Laurie Marhoefer cho rằng "Dù không trực tiếp bị nhà nước bức hại, nhưng những phụ nữ từ chối tuân theo chuẩn mực giới tính truyền thống, hoán tính và những người bị đánh đồng với đồng tính luyến ái đều có thể gây lo ngại cho hàng xóm, bạn bè và các quan chức nhà nước. Và cuối cùng, nỗi lo này có thể dẫn tới việc nhà nước sử dụng bạo lực, như trường hợp [Ilse] Totzke bị giam ở trại tập trung Ravensbrück."[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồng tính nữ tại Đức Quốc xã http://archive.org/details/isbn_9780814775929 https://doi.org/10.1017%2FS0008938920000795 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:235760995 http://othes.univie.ac.at/11381/1/2010-10-01_01034... https://academic.oup.com/ahr/article/121/4/1167/25... https://doi.org/10.1093%2Fahr%2F121.4.1167 https://doi.org/10.1177%2F0022009417690596 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:151476660 https://www.degruyter.com/document/doi/10.1524/978... https://doi.org/10.1524%2F9783486857504.77